Làm việc trong salon làm đẹp hay spa thư giãn? Con đường nào phù hợp với bạn.

15:54:1413/04/2017

Bạn còn đang phân vân trong việc lựa chọn môi trường làm việc phù hợp với bản thân? Một salon làm đẹp hay một spa thư giãn ? Hãy cùng điểm qua một số trải nghiệm thực tế và lợi ích khi làm việc ở hai môi trường này để tìm ra giải pháp thích hợp nhất cho bạn nhé !

Đối với một kỹ thuật viên, việc xác định bản thân phù hợp với môi trường làm việc tại salon hay spa là không hề đơn giản. Nó phụ thuộc vào một số yếu tố như sau :

  • Kỹ năng chuyên môn/ loại trị liệu mà bạn yêu thích và có sở trường.
  • Bạn quan tâm và có kiến thức về loại mỹ phẩm/ sản phẩm làm đẹp nào.
  • Tính cách cũng là một yếu tố quan trọng để lựa chọn môi trường làm việc phù hợp.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn chân thực hơn về công việc tại Salon và Spa thông qua những trải nghiệm của bản thân tôi khi làm việc tại hai môi trường này. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn có định hướng công việc  rõ ràng hơn trong tương lai.

Môi trường tại Salon

  • Bạn sẽ được trải nghiệm một bầu không khí bận rộn và chan hòa với không gian rộng lớn. Cộng sự của bạn là những chuyên viên thuộc các lĩnh vực trị liệu khác nhau. Bạn sẽ phải sử dụng hầu hết những kiến thức/ kĩ năng làm đẹp của mình vào công việc.Đôi khi phải thực hiện một trị liệu nào đó không phải là thế mạnh của bạn cũng là chuyện bình thường.
  • Một số “ kĩ thuật làm đẹp cấp tốc ” như là waxing hoặc làm móng cũng được phục vụ tại salon. Điều này có nghĩa rằng bạn sẽ được huấn luyện kĩ năng dùng waxing nóng “ lycon ” dành cho những khu vực “ nhạy cảm “ hoặc  làm móng gel gel nail “ Shellac ” thời thượng. Bất kì kiến thức/kỹ năng nào về sản phẩm/phương pháp làm đẹp cũng sẽ là một điểm sáng cho công việc của bạn khi làm việc tại salon. Ngoài waxing và làm móng, phương pháp tẩy lông bằng laser cũng được nhiều salon lựa chọn để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, đây là liệu trình làm đẹp đang hot và rất hiệu quả trong gần một thập kỉ trở lại đây.
  • Dù bạn chọn làm việc ớ salon hay spa, kỹ năng giao tiếp khách hàng là yếu tố đóng vai trò then chốt trong công việc của bạn. Bản chất của salon là môi trường làm việc và giao tiếp cởi mở và thân thiện đặc biệt là trong lúc bạn làm dịch vụ cho khách hàng bạn vẫn có thể trò chuyện với khách. Hãy tâm sự và trò chuyện với họ một cách vui vẻ và thân ái  để dần xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp với họ. Một khi bạn biến họ trở thành "khách quen" thì công việc của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Tại một salon, việc giữ gìn môi trường sạch sẽ và ngăn nắp là một yêu cầu trong công việc của bạn, đôi khi sẽ có sự hỗ trợ từ nhân viên tạp vụ. Thông thường, những thẩm mĩ viện nhỏ sẽ không có nhân viên tạp vụ. Vì vậy, giữ gìn vệ sinh là nhiệm vụ bắt buộc cho kỹ thuật viên.

Môi trường tại Spa

  • Khác với không khí vui nhộn và tấp nập tại salon – yên tĩnh và thư giãn là cảm nhận của bạn khi tới hầu hết các spa. Tuy nhiên đằng sau vẻ thư thái và không gian yên tĩnh đó, một spa thường bận rộn với rất nhiều phòng trị liệu và đội ngũ kỹ thuật viên đông đảo.
  • Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp một spa ngay tại khách sạn với tiện ích đi kèm là phòng tập thể dục hoặc hồ bơi (Đôi khi bạn cũng sẽ được sử dụng tiện ích này nếu là nhân viên tại spa )
  • Bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với một phân khúc khách hàng khác hẳn với khách hàng ở salon vì giá dịch vụ tại các spa sẽ cao hơn ở salon. Khách hàng đến với spa là những người bản địa sinh sống gần đó hay khách hàng vãng lai đến spa chỉ để tự thưởng cho bản thân sau những giờ làm việc căng thẳng. Bạn sẽ không có nhiều "khách quen" tuy nhiên lượng khách của bạn luôn được mở rộng thông qua các khách hàng từ những phòng gym hoặc khách sạn sát spa của bạn.
  • Làm việc tại spa không đòi hỏi bạn phải am hiểu đa dạng về kiến thức trị liệu , chỉ cần chuyên sâu vào một phương pháp nào đó mà bạn sở trường và yêu thích. Mặc dù vậy, bạn cần chuẩn bị kĩ các kiến thức và kĩ năng thực hiện các trị liệu thư giãn như massage toàn thân hay dịch vụ chăm sóc mặt. Ngoài ra, lưu ý dành cho bạn là không chỉ có phụ nữ làm đẹp mà ngay cả nam giới cũng có nhu cầu này và số lượng nam giới đến với spa còn cao hơn phụ nữ đặc biệt là những spa có nguồn khách đến từ phòng tập gym. Vì thế, các trị liệu như deep tissue massage - massage nhấn huyệt mô sâu thường bán rất chạy!
  • Mặc dù bạn luôn được yêu cầu phải có kỹ năng giao tiếp xuất sắc tuy nhiên mục đích khách hàng tới spa để tận hưởng một không gian yên tĩnh vậy nên nếu bạn là một người hơi dè dặt và ít nói thì có lẽ làm việc tại spa là quyết định sáng suốt. Đừng ngạc nhiên khi vị khách của bạn đi lại trong phòng spa và nhìn như đang sắp sửa “dự tiệc ngủ ”bởi họ đến đây là để thư giãn và hòa mình vào hương thơm từ tinh dầu cùng với chiếc áo choàng bông mềm mại.
  • Trong phòng spa, một số trị liệu đặc biệt sẽ được thực hiện bởi những chuyên gia trong nghề như “phương pháp bấm huyệt”, “nắn bóp cột sống”, “trị liệu chân mỏi mệt”, v..v… Những trị liệu chăm sóc tổng quát thường sẽ được lựa chọn thường xuyên hơn như “ trị liệu bằng đá nóng ” hay “ trị liệu bằng hương thơm ” , " Thủy liệu pháp spa ”  cũng thường được ưu ái giới thiệu trong gói dịch vụ của các spa–điển hình là phương pháp “ ngâm bồn thủy lực ” – giúp khách hàng được thư giãn và massage thông qua những chuyển động nhẹ nhàng của nước.
  • May mắn cho bạn rằng làm việc tại spa thì bạn không phải kiêm thêm công việc lau dọn vì spa có bộ phận chuyên trách để lo việc này. tuy nhiên, một số dụng cụ và một số dung dịch hóa chất chuyên dụng tại spa sẽ làm bạn mất nhiều thời gian để làm sạch chúng.

Sự tương đồng giữa Salon và Spa

  • Cả hai môi trường đều yêu cầu mặc đồng phục khi đi làm và đòi hỏi ngoại hình chỉnh chu mọi lúc mọi nơi : tóc buộc gọn, không trang sức, giữ tay sạch sẽ trước khi trị liệu cho khách,…
  • Sẽ có một số biển hướng dẫn sử dụng + những biện pháp phòng chống tai nạn khi sử dụng các thiết bị chuyên dụng như máy laser hoặc dung dịch hóa chất đều được dán tại nơi làm việc. Bạn nên chú ý khi sử dụng và giữ gìn cẩn thận những thiết bị ấy.
  • Giờ làm việc của hai nơi đều giống nhau và đôi khi công việc sẽ yêu cầu bạn tăng ca vào những dịp lễ, Tết, hoặc tới chiều muộn. 
  • Bạn sẽ có một giám sát viên/quản lý và một trợ lý. Tại một số nơi họ tuyển dụng các trị liệu viên qua kinh nghiệm lành nghề.
  • Thu nhập mà bạn nhận được khi làm việc tại salon hay spa sẽ không chênh lệch là mấy hoặc có khi là bằng nhau. Mặc dù, phòng spa thường được đặt tại các khách sạn 5 sao và chi phí thanh toán cao hơn nhưng tiền hoa hồng của mỗi sản phẩm và phương pháp trị liệu ở mỗi phòng spa sẽ khác nhau. Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ thông báo phần trăm tiền hoa hồng ngay tại lúc phỏng vấn.
  • Bạn sẽ phải chịu trách nhiệm việc ghi chép thông tin khách hàng. Điều này cực kì quan trọng đối với các trị liệu chuyên sâu. Các thông tin này cũng yêu cầu được lưu trữ bảo mật.

Tổng quan 

Đây chỉ là những nét tiêu biểu khi làm việc tại hai môi trường và tất nhiên sẽ đôi chút khác biệt. Bạn cũng có thể thấy một số nhà tuyển dụng sử dụng cả 2 tên ( spa và salon ) cho công ty của họ. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những điểm không tương đồng. Theo ý kiến cá nhân tôi, khi bạn trở thành một kỹ thuật viên thì việc trải nghiệm từng môi trường làm việc khác nhau sẽ đem đến cho bạn rất nhiều lợi ích, bên cạnh kinh nghiệm bạn sẽ được mở rộng kiến thức và kỹ năng thực hành các trị liệu và kiến thức sản phẩm khác nhau.Và tất nhiên, điều này sẽ giúp CV bạn tỏa sáng và tìm được công việc tốt hơn trong tương lai.

Nguồn : Hannah Garret

Mã xác nhận:
captcha
Tin đọc nhiều
Lý thuyết về ngôi sao màu rất bổ ích cho ngành tóc

Lý thuyết về ngôi sao màu rất bổ ích cho ngành tóc

Bạn cần phải nắm vững và học tất cả các nguyên tắc về màu sắc như một bảng cửu chương và ứng dụng thật tốt mới...
Tìm hiểu về gội đầu dưỡng sinh – Kỹ thuật massage đầu

Tìm hiểu về gội đầu dưỡng sinh – Kỹ thuật massage đầu

Trong thời kỳ hiện đại, một thuật ngữ phát triển bền vững là một thuật ngữ tưởng chừng như đơn giản, nhưng để thực...
Bảng mô tả công việc Lễ tân spa

Bảng mô tả công việc Lễ tân spa

Lễ tân là người đầu tiên chào đón khách đến spa và là người cuối cùng tiễn khách sau trị liệu. Công việc chính của bộ...
Bảng mô tả công việc Kỹ thuật viên Spa

Bảng mô tả công việc Kỹ thuật viên Spa

Trong tất cả các loại hình kinh doanh thì kinh doanh spa là một lĩnh vực có tiềm năng phát triển nhất hiện nay. Để kinh doanh spa...
Bảng mô tả công việc của Spa Manager

Bảng mô tả công việc của Spa Manager

Đối với ngành dịch vụ nói chung và spa nói riêng, nhân viên chính là bộ mặt của spa mà người dẫn dắt điều hành và duy trì...