Thợ cắt tóc nam

14:03:4230/05/2017

Thợ cắt tóc nam chuyên về những công việc như cắt, nhuộm, cắt tỉa râu ,cạo râu ria méptẩy lông mày (khi được khách yêu cầu). Họ cần phải có tay nghề chuyên nghiệp trong việc cắt tóc và các kỹ thuật tạo kiểu khác.

Thời gian và môi trường làm việc

Cắt tóc là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy thợ cắt tóc là một nghề nghiệp bận rộn. Một người thợ có thể làm việc nhiều giờ bao gồm cả cuối tuần và ca tối. Điều này phụ thuộc vào salon nơi họ làm việc. Nhưng hầu như mọi người đều bận vào những ngày trong tuần và họ chỉ rảnh khi tan sở do đó, buổi tối và cuối tuần thường là thời gian bận rộn nhất của người thợ cắt tóc. Do đặc thù nghề nghiệp, phần lớn thời gian, thợ cắt tóc phải đứng để làm việc, do đó cần có sức chịu đựng để khi làm việc không thể hiện sự mệt mỏi. Thợ cắt tóc thường sẽ gặp nhiều người với nhiều tính cách khác nhau trong suốt một ngày làm việc.  do đó, đây là một nghề vui và đầy tính sáng tạo. Thường là sự hài lòng ngay lập tức về mái tóc mới của khách hàng chính là phần thưởng dành cho  họ.

Kỹ năng và tính cách

  • Người của công chúng. Một thợ cắt tóc phải tương tác với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau mỗi ngày do đó, họ phải giỏi trong việc ăn nói để có thể hấp dẫn, lôi kéo sức hút với khách hàng
  • Kĩ năng giao tiếp tốt. Họ cần phải yêu thích việc nói chuyện với khách hàng và xây dựng mối quan hệ với khách hàng, tăng sự tin tưởng cho khách hàng và khiến khách hàng muốn quay lại tiệm những lần sau đó.
  • Kĩ năng lắng nghe tốt. Họ phải thể hiện được sự quan tâm dành cho khách hàng, luôn luôn lắng nghe và có khả năng làm theo những hướng dẫn từ khách hàng.
  • Tính sáng tạo. Một người thợ cắt tóc cần có sự sáng tạo tự nhiên, cũng như một bàn tay vững để có thể tạo ra những kiểu tóc tuyệt vời khiến khách hàng của họ cảm thấy vui và hài lòng.
  • Kỹ năng quản lí thời gian. Một ngày của thợ cắt tóc có rất nhiều công việc khác nhau, đôi khiphải chạy đến các cuộc hẹn với khách hàng do đó họ cần phải có kĩ năng quản lí thời gian xuất sắc và luôn đúng giờ.
  • Cân đối và khỏe mạnh. Khi là một thợ cắt tóc, bạn phải đứng trên đôi chân của mình suốt cả ngày, họ cần phải giữ cơ thể được sự cân đối và khỏe mạnh

Yêu cầu nghề nghiệp

Người thợ cắt tóc cần phải hiểu rõ và có kiến thức về các kiểu tóc trong quá khứ, và những xu hướng tạo kiểu tóc mới thịnh hành cũng như am hiểu về tóc và loại da , kiến thức về vệ sinh và những quy định về sức khỏe. Họ cũng cần phải có kiến thức rộng về phân tích da và các rối loạn da khác nhau để có thể kê toa các sản phẩm phù hợp cho các khách hàng của họ và biết sản phẩm nào có thể phản ứng/gây dị ứng với một số điều kiện của da đầu. Một thợ cắt tóc có thể học nghề tại một trường cao đẳng chuyên ngành cắt tóc hay thực hành nghề để có tay nghề tốt. ..

Lương và phúc lợi

Thu nhập của thợ cắt tóc bao gồm lương cứng, hoa hồng và/hoặc tiền típ. Tùy vào kinh nghiệm, khả năng và quy mô của tiệm cắt tóc mà mức lương cứng và hoa hồng của thợ cắt tóc rất khác nhau giao động từ 5,000,000- 20,000,000 VND. Khi một thợ cắt tóc có đủ điều kiện anh ấy / cô ấy có thể tìm việc làm ở một tiệm chăm sóc tóc cho nam giới, hoặc có thể bắt đầu bằng cách mở một tiệm cắt tóc.. Thợ cắt tóc cũng có thể làm việc ở hậu trường phim/truyền hình, hoặc chuyển vào làm quản lý hoặc làm việc cho trường đại học giảng dạy barbering cho học sinh.

Triển vọng nghề nghiệp

Cửa hàng cắt tóc nam đã rất phổ biến từ những năm 1940,  sau đó họ đã trải qua một thời kỳ suy thoái khi dao cạo và các tiệm cắt tóc unisex ra đời . Tuy nhiên thợ cắt tóc nam đang trở nên rất phổ biến hiện nay khi không chỉ phái đẹp mà cả đàn ông cũng có nhiều nhu cầu hơn về "chải chuốt" và thay đổi phong cách.

Nguồn : nhansulamdep.com

Mã xác nhận:
captcha
Tin đọc nhiều
Lý thuyết về ngôi sao màu rất bổ ích cho ngành tóc

Lý thuyết về ngôi sao màu rất bổ ích cho ngành tóc

Bạn cần phải nắm vững và học tất cả các nguyên tắc về màu sắc như một bảng cửu chương và ứng dụng thật tốt mới...
Tìm hiểu về gội đầu dưỡng sinh – Kỹ thuật massage đầu

Tìm hiểu về gội đầu dưỡng sinh – Kỹ thuật massage đầu

Trong thời kỳ hiện đại, một thuật ngữ phát triển bền vững là một thuật ngữ tưởng chừng như đơn giản, nhưng để thực...
Bảng mô tả công việc Lễ tân spa

Bảng mô tả công việc Lễ tân spa

Lễ tân là người đầu tiên chào đón khách đến spa và là người cuối cùng tiễn khách sau trị liệu. Công việc chính của bộ...
Bảng mô tả công việc Kỹ thuật viên Spa

Bảng mô tả công việc Kỹ thuật viên Spa

Trong tất cả các loại hình kinh doanh thì kinh doanh spa là một lĩnh vực có tiềm năng phát triển nhất hiện nay. Để kinh doanh spa...
Bảng mô tả công việc của Spa Manager

Bảng mô tả công việc của Spa Manager

Đối với ngành dịch vụ nói chung và spa nói riêng, nhân viên chính là bộ mặt của spa mà người dẫn dắt điều hành và duy trì...