Quản lý salon tóc

15:30:4620/04/2017

Quản lý tại salon tóc là công việc nhiều niềm vui và thú vị nếu như bạn làm việc ở môi trường sáng tạo, năng động  với những nhà tạo mẫu tóc tâm huyết với nghề. Để đảm nhiệm vai trò này,  bạn cần có kinh nghiệm và kỹ năng xử lý công việc một cách linh hoat và giám sát đội ngũ nhân viên một cách chặt chẽ. Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn đọc nhiệm vụ và công việc chính của một quản lý tại salon tóc:

Để quản lý, thúc đẩy và dẫn dắt một đội ngũ nhân viên từ stylists, thợ học việc đến nhân viên lễ tân là việc không hề đơn giản. Đây sẽ là một trong những thử thách mà bạn phải đối mặt khi trở thành nhà quản lý. Hãy mềm dẻo khi giao tiếp bởi vì bạn sẽ phải tiếp xúc và làm việc với rất nhiều người – mỗi người một tính cách riêng. Khi tuyển dụng nhân viên mới, hãy đảm bảo rằng nhân viên được trang bị kiến thức đầy đủ để làm việc. Trong quá trình vận hành, hãy chắc rằng bạn giám sát được nhân viên của mình và xử lý hiệu quả những trường hợp vi phạm.

  • Bạn phải đảm bảo mọi thứ tại salon vận hành suôn sẻ qua việc giám sát hằng ngày như kiểm tra lịch hẹn của khách, đặt hàng sản phẩm khi trong kho đã hết, trả lương cho nhân viên … Những công việc này đòi hỏi bạn là một người có trách nhiệm và làm việc cẩn thận.
  • Lựa chọn và kiểm tra dòng sản phẩm tóc cho salon là một trong những chìa khóa để bạn có quyền lực hơn trong mắt mọi người. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm và để chọn ra sản phẩm đặc trưng riêng cho salon của mình cũng khiến bạn phải nhức đầu suy nghĩ. Để đưa ra quyết định sáng suốt, bạn cần tham dự các hội thảo về sản phẩm, thăm dò sản phẩm của đối thủ, đọc các bài bình luận và đến các khóa demo bán sản phẩm. Một khi bạn đã chọn được dòng sản phẩm ưng ý, nhiệm vụ của bạn là phải đảm bảo salon luôn được trang bị đủ sản phẩm tóc, PR sản phẩm để tạo hiệu ứng tốt trong salon và tăng doanh thu sale.
  • Bạn sẽ kiêm luôn việc quản lý PR hình ảnh của salon đến khách hàng. Không những thế, bạn sẽ phải đặt ra mục tiêu tăng doanh thu bán lẻ các sản phẩm tại salon, sản phẩm tóc và tăng lượng khách hàng đến với salon. Lên kế hoạch và gắn kết với các nhân viên để có thể hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Doanh thu không phải là vấn đề mà cái chính là bạn có thể điều chỉnh giá sản phẩm và đảm bảo nó không bị vượt quá tầm kiểm soát.
  • Hãy đưa ra tiêu chuẩn đánh giá dịch vụ chăm sóc khách hàng và đảm bảo nhân viên sẽ phục vụ khách một cách tận tâm nhất dù đó có là việc nhỏ nhất như mang nước uống mời khách hay việc chào đón thân thiện và hãy đảm bảo khách hàng của mình luôn có trải nghiệm tốt nhất tại salon.
  • Giải quyết những hồi đáp từ khách hàng. Là một quản lý, bạn cũng cần phải lắng nghe và giải quyết vấn đề phàn nàn hoặc trục trặc từ khách.
  • Một số quản lý tại các salon còn được yêu cầu kiêm luôn việc của nhân viên nếu salon đang thiếu nhân sự.

Thời gian và môi trường làm việc

Quản lý salon tóc là một công việc full-time. Hầu như những tiệm salon tóc làm việc 6ngày/tuần và có thể tăng ca vào những buổi tối muộn. Bạn hãy chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng để có thể linh hoạt thay đổi giờ giấc bất kì lúc nào.

Kỹ năng và tính cách nghề nghiệp

Để trở thành một quản lý salon bạn cần có những kĩ năng như sau :

  • Khả năng lãnh đạo tốt. Bạn sẽ phải dẫn dắt một đội ngũ nhân viên cùng với những nhà tạo mẫu tóc đầy nhiệt huyết và sáng tạo. Nhiệm vụ của bạn là thúc đẩy họ làm việc có hiệu quả và trở thành một cố vấn đầy kinh nghiệm.
  • Bình tĩnh và điềm đạm giải quyết vấn đề. Tại salon môi trường luôn bận rộn và áp lực cao vì thế để có thể quản lý và làm việc hiệu quả bạn cần phải có khí chất của một người điềm tĩnh, chịu áp lực tốt,
  • Có kinh nghiệm và kiến thức trong ngành làm tóc. Một trong những điều cốt yếu trong việc quản lý các salon là bạn phải nắm rõ chi tiết từng công việc nơi mình làm và từ đó bạn có thể biết những lỗi sai mà nhân viên mình mắc phải.
  • Kĩ năng giao tiếp tốt
  • Thật thà và tâm huyết với nghề. Luôn mang đến dịch vụ chăm sóc tốt nhất cho khách hàng hằng ngày.
  • Có bằng cấp và chứng chỉ nghề liên quan

Yêu cầu nghề nghiệp  

  • Thông thường không có yêu cầu đặc biệt và  đòi hỏi bằng cấp liên quan đến ngành tóc. Tuy nhiên, hầu hết các salon sẽ cần quản lý có kinh nghiệm đã từng là thợ cắt tóc và họ muốn bạn phải có kiến thức chuyên môn cũng như kĩ năng giỏi trong ngành công nghiêp này.
  • Có rất nhiều thợ cắt tóc sẽ chọn cách thăng tiến trong công việc theo từng cấp bậc để trở thành quản lý salon. Trước khi trở thành quản lý họ phải là trợ lý hoặc cố vấn salon. Hãy nhớ, nếu bạn muốn nộp đơn vào một salon khác bạn cần phải có kinh nghiệm ít nhất là một năm làm cố vấn hoăc quản lý salon.

Lương bổng và phúc lợi

  • Là một quản lý salon tóc, lương của bạn thường sẽ được quyết định bởi loại hình salon mà bạn làm, vị trí của salon (Ví dụ: ở trung tâm thành phố hay ngoại thành...) và kinh nghiệm trong nghề của bạn.

Nguồn : nhansulamdep.com

Mã xác nhận:
captcha
Tin đọc nhiều
Lý thuyết về ngôi sao màu rất bổ ích cho ngành tóc

Lý thuyết về ngôi sao màu rất bổ ích cho ngành tóc

Bạn cần phải nắm vững và học tất cả các nguyên tắc về màu sắc như một bảng cửu chương và ứng dụng thật tốt mới...
Tìm hiểu về gội đầu dưỡng sinh – Kỹ thuật massage đầu

Tìm hiểu về gội đầu dưỡng sinh – Kỹ thuật massage đầu

Trong thời kỳ hiện đại, một thuật ngữ phát triển bền vững là một thuật ngữ tưởng chừng như đơn giản, nhưng để thực...
Bảng mô tả công việc Lễ tân spa

Bảng mô tả công việc Lễ tân spa

Lễ tân là người đầu tiên chào đón khách đến spa và là người cuối cùng tiễn khách sau trị liệu. Công việc chính của bộ...
Bảng mô tả công việc Kỹ thuật viên Spa

Bảng mô tả công việc Kỹ thuật viên Spa

Trong tất cả các loại hình kinh doanh thì kinh doanh spa là một lĩnh vực có tiềm năng phát triển nhất hiện nay. Để kinh doanh spa...
Bảng mô tả công việc của Spa Manager

Bảng mô tả công việc của Spa Manager

Đối với ngành dịch vụ nói chung và spa nói riêng, nhân viên chính là bộ mặt của spa mà người dẫn dắt điều hành và duy trì...