Giảng viên ngành tóc

12:38:4319/06/2017

Là một giảng viên, công việc chính của bạn là mở rộng kiến thức và kĩ năng, truyền cảm hứng để học viên có thể đạt đến đỉnh cao trong nghề nghiệp. Để trở thành giảng viên ngành tóc bạn trước hết phải là một người am hiểu về ngành, xuất phát điểm là một nhân viên tóc lành nghề là một hành trang tốt cho bạn và thêm nữa, bạn cần có kỹ năng sư phạm, khả năng quản lý và bắt kịp xu hướng

Là giảng viên tạo mẫu tóc, công việc chính của bạn là mở rộng kiến thức và kĩ năng, truyền cảm hứng để học viên có thể đạt đến đỉnh cao trong nghề nghiệp. Để trở thành giảng viên ngành tóc bạn trước hết phải là một người am hiểu về ngành, xuất phát điểm là một nhân viên tóc lành nghề là một hành trang tốt cho bạn và thêm nữa, bạn cần có kỹ năng sư phạm, khả năng quản lý và bắt kịp xu hướng. Tạo mẫu tóc là một lĩnh vực sáng tạo do đó trong quá trình giảng dạy, sự nghiêm khắc và kỉ luật cũng được đề cao nhưng đôi lúc bạn cần mềm dẻo dành lời khen cho các học viên và tạo cho họ không gian thoải mái, bay bổng để khơi nguồn ý tưởng

Thông thường, vào đầu mỗi khóa học bạn sẽ chuẩn bị giáo án và kế hoạch giảng dạy cho mình tùy vào quy mô lớp học được phân công từ việc gội đầu đến cách cắt tóc, nhuộm tóc và uốn tóc, v…v…v. Bạn sẽ là người sắp xếp và đưa ra ngày nào thí sinh sẽ thi, ngày nào học viên sẽ làm bảng đánh giá. Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy, bạn nên tham dự những buổi hội thảo chuyên ngành để cập nhật thêm kiến thức cho bản thân để bắt kịp xu thế.

Giờ giấc và môi trường làm việc

Giờ làm việc  linh hoạt thông thường thời gian làm việc sẽ từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối. Bạn yên tâm, trong 12 tiếng xuyên suốt đó bạn sẽ có 1 – 2 tiếng nghỉ ngơi. Một buổi học về salon được mô phỏng hệt như một tiệm salon ngoài đời thực: làm việc với khách hàng, phát triển kĩ năng và sự tự tin cho học viên. Bạn sẽ phải giảng dạy lý thuyết trong khoảng 1-2 tiếng. Xuyên suốt bài giảng, điều bạn cần làm là nâng cao kiến thức và tay nghề cho học viên , đảm bảo họ lĩnh hội đủ kĩ năng để có thể thi vào cuối khóa và tự tin theo nghề sau khi tốt nghiệp

Bạn sẽ phải đảm nhiệm luôn công việc bàn giấy: bảng kế hoạch, quản lý công việc, book lịch hẹn/hội thảo,vv.vv..

Bạn sẽ phải làm việc trong môi trường đa dạng học viên, mỗi lớp khoảng 14 – 16 người hoặc hơn. Họ thường là những người đã tốt nghiệp  Bạn sẽ phải dạy theo nhiều phương pháp khác nhau ( thính giác, cảm giác, thị giác ) bởi vì sẽ khá nhiều học viên khuyết tật tới bạn để học nghề kiếm sống. Bạn phải đảm bảo sự công bằng và đa dạng của các học viên ở nơi mọi lúc.

 “ Được ” và “ Mất”  trong nghề

Những điều chắc chắn trong việc giảng dạy mà bạn cần đảm bảo đó là học viên của mình phải hoàn thành và lĩnh hội tốt các kiến thức. Và trên con đường nghề nghiệp sau này, các học viên sẽ biết ơn khi có một người thầy như bạn trong những ngày đầu lập nghiệp. Điều đó sẽ mang đến cho bạn niềm vui nghề nghiệp mà không phải ai cũng có. Những học viên tiềm năng sẽ có cơ hội tham gia các cuộc thi danh giá như “ Cây kéo vàng ”… Điều nay vừa là thời cơ vừa là áp lực cho bạn và học viên của bạn vì để tham dự một cuộc thi như thế này bạn phải chuẩn bị tâm lý và kiến thức chuyên ngành một cách kĩ lưỡng. Nếu học viên bạn thắng thì đó sẽ là một mốc kỉ niệm đáng nhớ của cuộc đời bạn!

Cái mất trong nghề: bạn sẽ không hết việc để làm và có khả năng phải đem việc về nhà để làm như là lên kế hoạch, chuẩn bị giáo trình, vv..vv

Công việc giảng dạy có thể sẽ áp lực tùy theo thời điểm trong năm. Sẽ có rất nhiều mục tiêu để thực hiện mỗi năm. Không chỉ vậy, bạn còn tiếp xúc với nhiều kiểu người trong xã hội – điển hình là những học viên ngỗ ngược và khá nóng nảy. Đó sẽ là khó khăn trong nghề cần bạn vững tâm để vượt qua

Kĩ năng và tính cách nghề nghiệp

Để trở thành một giảng viên xuất sắc trong nghề, bạn phải là mẫu người của công chúng tức là bạn phải thích nghi với mọi tình huống, va chạm với nhiều người , yêu thích sự thử thách và cư xử chuyên nghiệp mọi lúc mọi nơi. Đừng quên rằng bạn luôn là tấm gương để học viên noi theo và là nguồn cảm hứng của họ. Bạn phải để lại ấn tượng tốt bất cứ lúc nào bởi vì điều này sẽ giúp cho bạn xây dựng mối quan hệ vững bền với học trò của mình. Nếu bạn có biểu hiện tiêu cực hoặc áp lực điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến học viên và có thể khiến họ nản chí trong quá trình vào nghề.

Yêu cầu nghề nghiệp

Bạn cần phải có bằng cấp liên quan đến việc giảng dạy trong ngành tóc và phải có kinh nghiệm làm tại cửa hàng salon.

Nếu bạn chứng minh cho nhà tuyển dụng  thấy bạn là một “ cây kéo vàng ” thì bạn sẽ được nhận ngay vào vị trí “Trợ giảng” và bạn nên trau dồi thêm kiến thức của mình qua những khóa học nâng cao khác. Hầu hết để trở thành một giảng viên bạn phải trải qua quá trình làm tập sự trước rồi mới học cao lên.

 

Lương bổng và phúc lợi khác

Lương sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm và kĩ năng tay nghề của bạn. Mỗi năm bạn sẽ được tăng lương tùy vào khả năng của mình.

Là một giảng viên tạo mẫu tóc sẽ là bước đệm để bạn trở thành nhà quản lý một team cắt tóc trong tương lai hoặc là một đối tác quan trọng trong nghề,…

Triển vọng nghề nghiệp

Bạn luôn phải nâng cao tay nghề và cập nhật kiến thức thường xuyên bởi vì ở trong ngành tóc này mọi thứ luôn thay đổi và chuyển mình để phù hợp với xu hướng thờitrang .. Và nếu bạn là con người cổ hủ luôn muốn tuân theo cái cũ kỹ và khuôn mẫu thì có lẽ bạn không phù hợp với nghề này và cả học viên cũng vậy.

Trở thành giảng viên tạo mẫu tóc là một công việc không hề đơn giản  tuy nhiên nếu bạn có tâm huyết với nghề và mong muốn truyền đạt kiến thức hay tới học viên bạn sẽ tạo dựng được uy tín và thương hiệu của riêng mình và việc mở một trường tư đào tạo nghề tóc của riêng mình là điều hoàn toàn trong tầm tay của bạn.

Mã xác nhận:
captcha
Tin đọc nhiều
Lý thuyết về ngôi sao màu rất bổ ích cho ngành tóc

Lý thuyết về ngôi sao màu rất bổ ích cho ngành tóc

Bạn cần phải nắm vững và học tất cả các nguyên tắc về màu sắc như một bảng cửu chương và ứng dụng thật tốt mới...
Tìm hiểu về gội đầu dưỡng sinh – Kỹ thuật massage đầu

Tìm hiểu về gội đầu dưỡng sinh – Kỹ thuật massage đầu

Trong thời kỳ hiện đại, một thuật ngữ phát triển bền vững là một thuật ngữ tưởng chừng như đơn giản, nhưng để thực...
Bảng mô tả công việc Lễ tân spa

Bảng mô tả công việc Lễ tân spa

Lễ tân là người đầu tiên chào đón khách đến spa và là người cuối cùng tiễn khách sau trị liệu. Công việc chính của bộ...
Bảng mô tả công việc Kỹ thuật viên Spa

Bảng mô tả công việc Kỹ thuật viên Spa

Trong tất cả các loại hình kinh doanh thì kinh doanh spa là một lĩnh vực có tiềm năng phát triển nhất hiện nay. Để kinh doanh spa...
Bảng mô tả công việc của Spa Manager

Bảng mô tả công việc của Spa Manager

Đối với ngành dịch vụ nói chung và spa nói riêng, nhân viên chính là bộ mặt của spa mà người dẫn dắt điều hành và duy trì...