Vì sao kinh doanh salon tóc thất bại ? - Phần 1

16:21:0025/07/2017

80% cửa tiệm tóc nhỏ phá sản chỉ trong 18 tháng đầu! Đây là thực trạng chung của ngành làm tóc ở trên thế giới và tại Việt Nam. Tiềm năng của ngành tóc đầy hứa hẹn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại trong chiến lược kinh doanh của bạn. Nếu bạn đã, đang hay ấp ủ ý định kinh doanh salon tóc, hãy tham khảo bài viết này. 

1.Kế hoạch kinh doanh không thấu đáo và linh hoạt hoặc không có kế hoạch kinh doanh từ trước.

Bạn muốn mở salon tóc vì niềm đam mê bạn dành cho công việc (Đây là một điều rất tốt, rất cần thiết trong kinh doanh salon tóc) tuy nhiên đam mê thôi chưa đủ, bạn cần có một cái đầu lạnh, một kế hoạch kinh doanh rõ ràng! Để làm gì? Để bạn định hướng được bạn sẽ mở tiệm ở đâu? Phân khúc khách hàng bạn nhắm tới là ai? Với phân khúc khách hàng đó thì xây dựng bảng giá như thế nào là hợp lý? Và, với vị trí của cửa tiệm, dịch vụ bạn cung cấp thì cách thức thu hút khách hàng tới salon sẽ như thế nào?....

Ngoài ra, khi tình hình kinh doanh đã vào quỹ đạo, bạn phải không ngừng đổi mới dịch vụ, sản phẩm và cách thức tiếp cận để khách hàng không nhàm chán, tất cả tất cả các bước phát triển của salon đều cần có kế hoạch từ trước để không bị động và kịp thời điều chỉnh trước khi quá muộn.

2.Thiếu nguồn vốn ban đầu.

Kinh doanh khởi đầu với số vốn ít hoặc thậm chí không có vốn thường phụ thuộc vào lưu lượng tiền mặt. Điều này rất đáng sợ khi bạn gặp những ngày kinh doanh chậm với lượng tiền thu vào thấp trong khi bạn có rất nhiều khoản chi phí đến hạn: trả lương nhân viên, chi phí mặt bằng, đầu tư mua mới sản phẩm và công cụ dụng cụ.  Lúc này, nếu bạn không có một số vốn dự trù để quay vòng thì kinh doanh của bạn rất dễ vào ngõ cụt. Vì vậy, hãy dự trù ít nhất 3-6 tháng tiền vốn quay vòng trước khi salon tóc của bạn hoạt động ổn định.

3.Thiếu chiến lược marketing và nghiên cứu khách hàng.

Bạn xây dựng dịch vụ tốt, trang thiết bị tốt nhưng khách hàng không biết đến bạn cũng là thất bại ! Nếu bạn thiếu sự hiểu biết chuẩn xác về khách hàng, bạn sẽ đưa ra nhiều quyết định không tối ưu từ những kế hoạch marketing không đúng hướng cho đến xây dựng chính sách giá không phù hợp. Ví dụ: nếu khách hàng tại vùng làm việc chủ yếu là công nhân, sinh viên có thu nhập thấp thì bạn chỉ nên cung cấp những dịch vụ chăm sóc tóc, cắt tóc cơ bản, sử dụng sản phẩm trong nước thay vì hàng nhập khẩu. Và ngược lại, nếu bạn mở tiệm tóc trong khu dân cư thu nhập cao, bạn cần trang bị máy móc hiện đại, sản phẩm ngoại nhập, đầu tư trang trí cửa tiệm bắt mắt....

Muốn giải quyết được vấn đề, trước hết phải hiểu vấn đề. Bạn có chuyên môn nghề nghiệp, bạn nhận thức được những cơ hội và rủi ro thì ắt hẳn bạn sẽ có cách hóa giải. Bài viết tiếp theo chúng tôi chia sẽ cùng bạn 12 bước cơ bản để bạn có thể mở một tiệm salon thành công nhé!

Nguồn dịch từ trang nước ngoài

Mã xác nhận:
captcha
Tin đọc nhiều
Lý thuyết về ngôi sao màu rất bổ ích cho ngành tóc

Lý thuyết về ngôi sao màu rất bổ ích cho ngành tóc

Bạn cần phải nắm vững và học tất cả các nguyên tắc về màu sắc như một bảng cửu chương và ứng dụng thật tốt mới...
Tìm hiểu về gội đầu dưỡng sinh – Kỹ thuật massage đầu

Tìm hiểu về gội đầu dưỡng sinh – Kỹ thuật massage đầu

Trong thời kỳ hiện đại, một thuật ngữ phát triển bền vững là một thuật ngữ tưởng chừng như đơn giản, nhưng để thực...
Bảng mô tả công việc Lễ tân spa

Bảng mô tả công việc Lễ tân spa

Lễ tân là người đầu tiên chào đón khách đến spa và là người cuối cùng tiễn khách sau trị liệu. Công việc chính của bộ...
Bảng mô tả công việc Kỹ thuật viên Spa

Bảng mô tả công việc Kỹ thuật viên Spa

Trong tất cả các loại hình kinh doanh thì kinh doanh spa là một lĩnh vực có tiềm năng phát triển nhất hiện nay. Để kinh doanh spa...
Bảng mô tả công việc của Spa Manager

Bảng mô tả công việc của Spa Manager

Đối với ngành dịch vụ nói chung và spa nói riêng, nhân viên chính là bộ mặt của spa mà người dẫn dắt điều hành và duy trì...