Thay vì chỉ chọn tắm nước nóng hoặc lạnh thì bạn đã bao giờ thử phương pháp tắm nóng lạnh chưa? Liệu pháp này đã được sử dụng từ hàng ngàn năm trước với mục đích chữa bệnh và làm lành vết thương nhanh chóng.
Tuy rằng nhiều người đã biết tới tắm nóng lạnh hay còn gọi là tắm âm dương, nhưng vẫn có khá nhiều lưu ý khi thực hiện phương pháp này. Cùng nhansulamdep tìm hiểu ở bài viết này nhé!
Cơ Chế Hoạt Động
Phương pháp này được vận dụng dựa trên nguyên lí “nóng giãn - lạnh co”. Dưới tác động của nước nóng, ví dụ hồ Jacuzzi, các mạch máu dưới da và cơ giãn nở kích thích sự lưu thông máu khắp cơ thể. Khi chuyển qua nước lạnh, ngược lại các mạch máu co lại, dẫn máu và chất dinh dưỡng tới các cơ quan trong cơ thể. Như vậy, yếu tố nóng lạnh biến các mạch máu thành một máy bơm, co bóp máu giàu chất dinh dưỡng đồng thời bơm ra những chất thải không cần thiết.
Sử dụng phương pháp tắm nóng lạnh làm tăng nhiệt độ của cơ thể bằng cách làm tăng độ đàn hồi của các bó cơ và giảm độ căng và đau nhức của cơ bắp. Bên cạnh đó, các mạch máu được giãn nở và bơm nhiều máu hơn nên lượng oxy vào cơ thể cũng nhiều hơn, khiến tim đập nhanh hơn. Không chỉ vậy, một số nghiên cứu cho thấy rằng phương pháp tắm nóng lạnh tác động tới hệ tim mạch tương tự như việc chạy bộ một dặm.
Phương Pháp Tắm Nóng Lạnh
Ngâm toàn bộ cơ thể hoặc một bộ phận là hai cách được sử dụng trong phương pháp này. Trong đó, ngâm toàn bộ cơ thể được cho là cách hiệu quả nhất. Cách dễ nhất để thực hiện chính là ngâm mình trong hồ nước nóng trước, sau đó tắm hoặc ngâm trong hồ nước lạnh.
Về nhiệt độ tiêu chuẩn của phương pháp này, đối với bồn ngâm nóng nên dưới 140 độ C, hoặc nếu dùng nhiệt trực tiếp lên một bộ phận cơ thể thì nên dưới 115 độ C. Còn nước thì nên nằm trong khoảng 40-65 độ C, đặc biệt khi sử dụng túi nước đá hãy đặt một chiếc khăn mềm giữa nó và da bạn để tránh bị bỏng lạnh.
Nên Tắm Lúc Nào?
Phương pháp tắm nóng lạnh rất thích hợp cho buổi sáng, giúp cơ thể loại bỏ sự mệt mỏi sau một đêm. Đặc biệt khi bạn bị đau nhức cơ, chấn thương hay căng thì liệu pháp này cực kì thích hợp. Nhưng lưu ý không nên tắm quá nhiều lần và không nên tắm vào tối muộn. Có nhiều người bị bệnh cảm, sổ mũi liên tục hay đau nhức xương khớp không khỏi chỉ vì đơn giản là hay tắm đêm khuya.
Phương pháp đặc biệt này có thể áp dụng quanh năm cho dù mùa đông hay mùa hè. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm về một phương pháp cũng áp dụng yếu tố nhiệt để trị liệu: “5 Lợi Ích Không Ngờ Tới Của Một Thermal Spa”.
Khi Nào Thì Không Nên Áp Dụng?
Và cũng như tất cả các phương pháp trị liệu khác, nếu áp dụng không đúng cách và đúng thời điểm có thể bị phản tác dụng. Các chuyên gia khuyến cáo rằng phụ nữ có thai không nên thực hiện cách tắm này vì sự thay đổi nhiệt quá lớn. Những người mắc bệnh về tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường hoặc các vấn đề về thận cũng không nên áp dụng vì thích ứng kém khi nhiệt độ thay đổi nhanh chóng. Nếu bạn có những thắc mắc khác về sức khỏe cũng như không biết bản thân có phù hợp với liệu pháp này hay không thì không nên tự làm tại nhà, hãy đến những spa uy tín nới có đội ngũ tư vấn viên dày dặn kinh nghiệm để trải nghiệm liệu pháp này tốt nhất.
Cách Thực Hiện
Nếu làm tại nhà, bạn có thể làm cách sau: khi tắm không nên dội ngay từ đầu đến chân (dù là mùa hè nóng nực), tốt nhất là tắm từ chân lên đầu hoặc gội đầu xong lau khô đầu rồi tắm tay, chân rồi toàn thân. Đại loại là phải có một nơi khô ráo để tỏa nhiệt hoặc điều hòa nhiệt cho cơ thể. Để tắm, bạn chuẩn bị 2 nguồn nước ấm và lạnh để khi thì tắm với nước ấm, sau đó với nước lạnh, luân phiên nhau. Bắt đầu bạn tắm với nước lạnh chừng 3 phút, sau đó là nước nóng (cũng chừng 3 phút), nhưng chú ý khi kết thúc là nước lạnh.
Còn khi trải nghiệm tại spa, thời gian cho mỗi lần tắm nóng lạnh là khác nhau tùy thuộc vào tắm toàn thân hay một bộ phận. Ví dụ bạn chọn dịch vụ tắm nóng lạnh toàn thân, bạn sẽ dành 10 phút ngâm trong hồ nước nóng, tiếp theo 10-30 giây dưới vòi sen nước lạnh, sau đó nghỉ 5-7 phút và lặp lại chu kì này 3 lần. Việc nghỉ giữa các lần lặp cho phép cơ thể trở về trạng thái ổn định, cải thiện khả năng thích ứng với sự thay đổi của nhiệt độ. Đặc biệt lưu ý, luôn luôn kết thúc liệu trình với nước lạnh. Việc này giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và giảm sưng tấy rất hiệu quả.
Hi vọng bài chia sẻ về phương pháp tắm nóng lạnh của nhansulamdep mang lại những kiến thức cần thiết cho quý độc giả. Nếu có những thắc mắc khác, hãy đặt câu hỏi ở phần bình luận để chúng tôi giải đáp rõ hơn nhé!
Bạn đã biết về các ý tưởng marketing cho spa - từ tổng quát đến chi tiết chưa? Mới bạn xem tại đây.